Xây Dựng Khả Năng Đối Phó Với Khủng Hoảng
1. Thay đổi cách nhìn nhận các khó khăn
Hãy ngăn chặn bản thân không trượt vào những suy nghĩ tiêu cực quá mức. Thay vì xem một tình huống khó khăn là một vấn đề không thể vượt qua, hãy xem nó như một thách thức mà chúng ta có thể giải quyết được nếu cùng nhau cố gắng. Khó khăn là cơ hội sẽ giúp chúng ta nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, thử nghiệm tinh thần mạnh mẽ và thúc đẩy chúng ta vượt qua các giới hạn của chính mình để nhanh chóng tìm ra giải pháp đối phó với tình hình hiện tại.
2. Kế hoạch hành động
“Không một vấn đề nào là nan giải nếu chúng ta đối mặt với nó một cách khôn ngoan và can trường. Có rất nhiều cách để giải quyết nó, nhưng không phải là ngồi và chỉ nói về nó. Chúng ta phải hành động và hành động thật khẩn trương.”– Franklin Delano Roosevelt.
Kế hoạch hành động phải được đưa ra ngay khi đã nhìn nhận rõ sức nặng của tình hình hiện tại mà chúng ta đang phải đối mặt. Ngay lập tức, xem xét những bước chúng ta có thể thực hiện và nắm quyền kiểm soát tình hình. Hãy bình tĩnh và đưa ra các kế hoạch hành động, cân nhắc các kịch bản và thay đổi khi tình hình thay đổi.
3. Chấp nhận thay đổi là một phần của cuộc sống
Một điều quan trọng để khi đối phó với khủng hoảng là chấp nhận thay đổi. Những người bản lĩnh nhất chính là những người có khả năng thích ứng nhanh nhất với tình hình. Họ tập trung vào việc chuẩn bị cho những thay đổi và học cách linh hoạt và thích nghi với những thay đổi của thị trường. Điểm chung của những người thành công là coi sự thay đổi là một thành phần cần thiết để sửa đổi cách thức cũ và phát huy sự đổi mới.
Ông Ben Anh – CEO của ITL đã nhấn mạnh tại Town Hall E-Meeting 1 của tập đoàn: “Trong cơn khủng hoảng, công ty nào càng linh hoạt sẽ sống sót, ngược lại công ty nào càng lớn sẽ càng khó vượt qua”.
4. Thoát khỏi vùng an toàn
Nếu chúng ta càng ở trong vùng an toàn lâu, chúng ta càng có ít cơ hội để phát triển. Chúng ta có thể lập cho mình rất nhiều kế hoạch, xong lại không có những hành động hay việc làm cụ thể.
“Hãy thử dù có thất bại, nhưng đừng thất bại vì chưa bao giờ thử” ―John Quincy Adams.
Quyết định có thể đúng hoặc chưa đúng, nhưng ngay lập tức chúng ta sẽ học được bài học và thay đổi cách làm của mình. Làm không được thì làm lại. Làm chưa tốt thì tìm cách làm tốt hơn. Thất bại không đại diện cho giá trị của cá nhân hay tổ chức nào nếu họ luôn đổi mới tư duy và cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình, phá vỡ những rào cản trong chính suy nghĩ của bản thân mình.
5. Tin tưởng Người Dẫn Đầu
Trong mọi tình huống, tin tưởng Người Dẫn Đầu là một yếu tố quan trọng nhất. Việc tin tưởng và hỗ trợ hết mình vào Người Dẫn Đầu sẽ loại bỏ các yếu tố hoài nghi, phỏng đoán, sợ hãi hay hỗn loạn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp khi đối mặt với khủng hoảng.
Một đội ngũ cùng chung tiếng nói và đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh tuyệt vời giúp doanh nghiệp vượt lên mọi khó khăn và thử thách, cùng nhau chinh phục những đỉnh cao thành công mới trên hành trình của mình.
Tại ITL, chúng tôi tin tưởng vào Người Dẫn Đầu của mình và có chung GIẤC MƠ chinh phục đích đến National Champion. Đối mặt với khó khăn , chúng tôi nghiêm túc nhưng không hoảng loạn. Cùng nhau, chúng tôi nỗ lực, cố gắng để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này và tiếp tục hành trình chinh phục đích đến National Champion đầy tự hào.